Doãn Mai Linh – Chuyên gia cao cấp ATA-STSC

Chị đã  có trên 10 năm  kinh nghiệm giảng dạy chuyên ngành Truyền Thông  và  Văn Hoá Đối ngoại. Chị cũng đã có 4 năm kinh nghiệm khi còn là Tùy viên văn hóa và báo chí tại Liên Bang Nga.  Hiện nay Chị cũng đang tham gia đề tài nghiên cứu khoa học với  chủ đề về Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về văn hoá công sở thuộc đề án “Văn hoá công vụ”. Chị đã tốt nghiệp thạc sỹ tại Mỹ chuyên nghành Quan hệ Quốc Tế và Tiến sỹ chuyên nghành Lịch sử quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại tại Liên Bang Nga

 

  1. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
  2. Đại học:

Hệ đào tạo:  Chính quy

Nơi đào tạo: Học viện Quan hệ Quốc tế Mát-xcơ-va (MGIMO)

Nước đào tạo: Liên bang Nga                Năm tốt nghiệp: 1989

  1. Sau đại học

– Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế & kinh tế quốc tế       Năm cấp bằng: 2001

Nơi đào tạo: Trường nghiên cứu quốc tế cao cấp (SAIS), Đại học Johns Hopkins, Mỹ

– Tiến sĩ chuyên ngành:

Năm cấp bằng: 2011

Nơi đào tạo: Viện Phương Đông, Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga

 

  1. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm
1998-1999 Học viện Quan hệ Quốc tế Giảng viên |Quan hệ quốc tế & Ngoại giao
1999- 2001 Học viện Quan hệ Quốc tế Học chương trình thạc sĩ tại Mỹ
2001-2004 Học viện Quan hệ Quốc tế Giảng viên Quan hệ quốc tế & Ngoại giao
2004-2008 ĐSQ Việt Nam tại  Liên bang Nga Tuỳ viên văn hoá & báo chí
2008-2011 Học viện Ngoại giao Học chương trình tiến sĩ tại Liên bang Nga
2011-nay Học viện Ngoại giao Giảng viên Quan hệ quốc tế & Ngoại giao

III. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

  1. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã và đang tham gia:
TT Tên đề tài nghiên cứu Năm bắt đầu/Năm hoàn thành Đề tài cấp (NN, Bộ, ngành, trường) Trách nhiệm tham gia trong đề tài
1 Quan hệ Việt Nam-EU 2002 Cấp nhà nước Thành viên
2 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về văn hoá công sở thuộc đề án “Văn hoá công vụ” 2014 Cấp ngành Thành viên
  1. Các công trình khoa học đã công bố:
TT Tên công trình Năm công bố Tên tạp chí, sách
1 An ninh con người: Các khái niệm và cách tiếp cận 2002 Kỷ yếu  Hội thảo quốc gia lần thứ 2 về  An ninh con người tại Hà Nội, ngày 30-31 tháng 7 năm 2002
2 Địa chính trị của xung đột ở Đông Nam Á giai đoạn sau Chiến tranh lạnh

 

2003 Kỷ yếu Hội thảo về quanr lý và giải quyết xung đột, Đại học Uppsala, Thuỵ Điển, tháng 6 năm 2003
3 Các mâu thuẫn văn hoá-xã hội trong quá trình phát triển nhìn từ góc độ an ninh quốc gia và kinh nghiệm của một số  quốc gia Đông Nam Á trong việc khắc phục và kiềm chế những vẫn đề này

 

2004 Các mâu thuẫn phát triển tiềm ẩn: những ảnh hưởng và giải pháp.

Nguyễn Phương Bình chủ biên. Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội, 2004

4  

Quan hệ Việt Nam – ASEAN

 

2009 Tập hợp các bài viết về Đông Nam Á từ 2008-2009: Các vấn đề thực tiễn về phát triển. Viện Phương Đông, Mát-xcơ-va, 2009

(tiếng Nga)

5 Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do (FTA) giữa các nước ASEAN và các quốc gia ngoài khu vực

 

2010 Tập hợp các bài viết về Đông Nam Á từ 2008-2009: Các vấn đề thực tiễn về phát triển. Viện Phương Đông, Mát-xcơ-va, 2010

(tiếng Nga)

6  

Chính sách ngoại giao Việt Nam giai đoạn chuyển giao từ thế kỷ 20 sang 21 (trường hợp quan hệ Việt – Mỹ)

 

2011 Tạp chí Phương Đông.

Xã hội Á-Phi: Quá khứ và hiện tại, Mát-xcơ-va, số 2, 2011

(tiếng Nga)

7 Ứng dụng công nghệ thông tin cao trong đào tạo 2013 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về “Những khía cạnh hiện đại của các ngành khoa học cơ bản” thành phố Dedovsk, ngoại ô Mát-xcơva, Liên bang Nga, 12-13 tháng 10 năm 2013

(tiếng Nga)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *